Cuộc sống ở thành phố ô nhiễm nhất thế giới

Đăng ngày

Liên hệ thuongtruongkinhdoanh24h@gmail.com

spot_img

Bệnh viện được thành lập năm ngoái khi số người mắc bệnh hô hấp vì ô nhiễm không khí tăng vọt. Tình hình tồi tệ hơn vào mỗi mùa đông, lớp sương mù bao phủ khiến ngày biến ngày thành đêm, làm gián đoạn các chuyến bay, che khuất tầm nhìn các tòa nhà.

New Delhi trở thành nơi ô nhiễm nhất trên thế giới, theo các cơ quan giám sát chất lượng không khí toàn cầu. Bộ trưởng Atishi đã ban bố tình trạng khẩn cấp về y tế khi chính quyền đóng cửa trường học và kêu gọi mọi người ở nhà.

Nhưng đó không phải là lựa chọn của Rajak, người đàn ông làm nghề giặt khô, trụ cột chính của gia đình.

[wpcc-element _tag=”source” data-srcset=”https://thuongtruongkinhdoanh.com/wp-content/uploads/2024/12/screen-shot-2024-12-11-at-11-3-6823-4761-1733891709.png 1x, https://vcdn1-giadinh.vnecdn.net/2024/12/11/Screen-Shot-2024-12-11-at-11-3-6823-4761-1733891709.png?w=1020&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Lj5Beq-hvM_TO-IYD9MNtg 1.5x, https://vcdn1-giadinh.vnecdn.net/2024/12/11/Screen-Shot-2024-12-11-at-11-3-6823-4761-1733891709.png?w=680&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=YVBM-SWxtZ4suvYgTPpjdg 2x” _close=”0″]

Ông Deepak Rajak trong phòng khám ở bệnh viện Ram Manohar Lohiya, New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: CNN

“Nếu không đi làm thì gia đình lấy gì để sống”, ông nói. “Dù cổ họng tôi bị tắc và khó thở”. Rajak đã phải nhập viện một lần vì khói bụi làm bệnh hen suyễn của ông trầm trọng.

Kajal Rajak, con gái ông, lo ngại lần nhập viện thứ hai sẽ trở thành gánh nặng tài chính. Họ đang vật lộn để trả tiền cho máy xịt và các xét nghiệm chẩn đoán đắt đỏ.

Cô nói ngay cả việc đưa bố đến phòng khám cũng nguy hiểm. “Bạn không thể nhìn thấy gì ở phía trước mình”, Kajal nói. Khi ở trạm xe buýt, họ thậm chí không thể nhìn thấy số xe.

Theo đơn vị theo dõi chất lượng không khí toàn cầu (IQAir), một số khu vực của Delhi đã có mức độ ô nhiễm đã vượt quá 1750 trong khi mức trên 300 đã được xem là nguy hiểm cho sức khỏe. Nồng độ chất ô nhiễm nhỏ nhất và nguy hiểm nhất đã cao hơn 77 lần so với mức an toàn do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt ra.

“Tôi cảm thấy như có ớt trong mắt”, Mohammad Ibrahim, tài xế ôtô, nói. Lồng ngực ông liên tục đau nhức bởi phải làm việc trong bầu không khí ô nhiễm. Buổi tối, ông trở về nhà và rửa mặt, cảm nhận thứ gì đó màu đen chảy ra từ mũi. Nhưng Ibrahim không thể ngừng làm việc dù sức khỏe đang bị đe dọa. Gánh nặng tiền thuê trọ, ăn uống vẫn bám riết ông.

Trong khi đó, ông Aditya Kumar Shukla, 64 tuổi, cho rằng không thể cứu mình khỏi ô nhiễm kể cả khi ở nhà.

“Ô nhiễm cũng sẽ xâm nhập vào bên trong vì không khí rất bẩn”, ông nói. Shukla đã nhập viện ba lần trong năm và muốn rời khỏi thành phố.

“Tôi muốn bỏ New Delhi nhưng không có thành phố nào ở Ấn Độ điều trị người bị hen suyễn và bệnh phổi tốt hơn”, ông nói.

[wpcc-element _tag=”source” data-srcset=”https://thuongtruongkinhdoanh.com/wp-content/uploads/2024/12/screen-shot-2024-12-11-at-11-3-8955-4711-1733891709.png 1x, https://vcdn1-giadinh.vnecdn.net/2024/12/11/Screen-Shot-2024-12-11-at-11-3-8955-4711-1733891709.png?w=1020&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=LyJ_H5GmJBjvb5pKqv2DYw 1.5x, https://vcdn1-giadinh.vnecdn.net/2024/12/11/Screen-Shot-2024-12-11-at-11-3-8955-4711-1733891709.png?w=680&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=iB2fhS6Wgr-FH511oGsFYA 2x” _close=”0″]

Người đàn ông đi bộ đến công sở trong lớp sương mù dày đặc bao phủ New Delhi, tháng 11/2024. Ảnh: CNN

Bác sĩ Amit Jindal ở bệnh viện Ram Manohar Lohiya đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể bệnh nhân mắc vấn đề về phổi tăng vọt, nguyên do liên quan trực tiếp đến khói bụi. Bệnh nhân thường bị ho dai dẳng, ngực và phổi tổn thương và cay mắt.

New Delhi đã vật lộn với ô nhiễm không khí trong hơn hai thập kỷ. Chất lượng không khí tệ hơn trong những ngày không có gió. Khói bụi từ nhà máy điện chạy bằng than và giao thông lơ lửng trên bầu trời thành phố.

Năm 2019, chính phủ Ấn Độ đã đưa ra chương trình Không khí sạch quốc gia nhằm cải thiện môi trường quanh ở các thành phố.

Tuy nhiên, các nhà phân tích chính sách cho rằng chính phủ đang tập trung nhiều vào phản ứng khẩn cấp thay vì nỗ lực liên tục để cải thiện chất lượng không khí. Trong khi đó, việc đốt rơm rạ trong đợt thu hoạch mùa đông làm trầm trọng thêm mức độ ô nhiễm.

Ngọc Ngân (Theo CNN)

Link bài viết: https://vnexpress.net/cuoc-song-o-thanh-pho-o-nhiem-nhat-the-gioi-4826446.html

Tin mới

Sữa Green Bio – Giải pháp dinh dưỡng toàn diện cho mọi lứa tuổi

Sữa Green Bio là sản phẩm dinh dưỡng cao cấp được nghiên cứu và...

6 sai lầm khi chăm sóc da

Chăm sóc thường xuyên giúp làn da đẹp lên, nhưng cũng có thể xấu đi nếu đó là những thói quen sai lầm.

Người dùng được gì khi áp dụng ghi âm trong tư vấn bảo hiểm

Ghi âm nội dung khi tư vấn bảo hiểm giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng, giảm tranh chấp với công ty bảo hiểm, sau gần một tháng triển khai.

Không chịu ly hôn vì ‘chồng quá đẹp trai’

Trung QuốcLiên tục bị chồng bạo hành, thậm chí đuổi khỏi nhà nhưng cô Li Xia kiên quyết không ly hôn bởi "sẽ không kiếm đâu được người chồng hoàn hảo như anh".

Bài viết liên quan

Sữa Green Bio – Giải pháp dinh dưỡng toàn diện cho mọi lứa tuổi

Sữa Green Bio là sản phẩm dinh dưỡng cao cấp được nghiên cứu và...

6 sai lầm khi chăm sóc da

Chăm sóc thường xuyên giúp làn da đẹp lên, nhưng cũng có thể xấu đi nếu đó là những thói quen sai lầm.

Người dùng được gì khi áp dụng ghi âm trong tư vấn bảo hiểm

Ghi âm nội dung khi tư vấn bảo hiểm giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng, giảm tranh chấp với công ty bảo hiểm, sau gần một tháng triển khai.